Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2021

Điểm danh hai mẫu xe tay ga thuộc phân khúc bình dân và cao cấp của Honda

 

Honda là hãng xe mang thương hiệu Nhật Bản với hơn chục năm xuất hiện tại Việt Nam và dường như chiếm lĩnh thị trường xe máy Việt Nam với thiết kế đẹp, tiết kiệm nhiên liệu, động cơ bền bỉ phù hợp với đa số người tiêu dùng Việt Nam. Ở phân khúc xe tay ga, Honda gần như chiếm lĩnh thị trường với các mức giá từ bình dân tới cao cấp với ba mẫu xe phổ biến sau.

Honda Vision

Với phong cách thiết kế nhỏ gọn, phù hợp đi trong khu đô thị, Honda Vision là một trong những lựa chọn được yêu thích bởi nhiều khách hàng, đặc biệt là khách hàng nữ.

Honda Vision có kích thước tổng thể 1.863 x 686 x 1.088 mm, chiều cao yên chỉ ở mức 750 mm và trọng lượng xe 96 kg. Honda Vision có ngoại hình nhỏ gọn và trọng lượng nhẹ nên rất thích hợp với nữ giới. Không chỉ có thiết kế nhỏ gọn, Honda Vision còn nổi tiếng với khả năng tiết kiệm nhiên liệu. Theo thông số do Honda Việt Nam công bố, mức tiêu thụ nhiên liệu của Honda Vision chỉ ở mức 1,87 lít/100km.

Đánh giá nhanh xe Honda Vision về khả năng tăng tốc, di chuyển trong phố xá chật chội của đường đô thị thì chiếc xe hoạt động rất tốt. Do dáng vẻ nhỏ gọn, khả năng luồn lách của xe rất dễ dàng cùng dáng lái thẳng người cho góc nhìn thoáng, cảm giác lái tốt hơn. Nhưng thể hiện hơi yếu khi gần tăng tốc đột ngột hay khi leo dốc, chịu tải lớn.


Post image

Honda SH

Đầu tiên, về ngoại hình của chiếc xe Honda SH 125 CBS khi cảm nhận ở cái nhìn đầu tiên, đây là một chiếc xe ga có dáng vẻ khá hầm hố, cao ráo và khá to. Chiếc xe cho cảm giác "xịn" hơn những chiếc xe ga thông thường ở dáng vẻ, đường nét trên thân vỏ cùng bộ đèn pha LED nổi bật ở dàn đầu.

Thân vỏ của Honda SH 125 phiên bản CBS mới được làm đẹp hơn so với các phiên bản xe trước đây khi sử dụng thiết kế nổi với các đường gân tạo cảm giác 3D rất nổi bật. Đặc biệt hơn, chiếc xe này đã được chủ nhân của nó dán một lớp giấy dán màu đen sần tạo ra vẻ ngoài "lì lợm" và thể thao hơn, vì thế các đường nét của xe cũng trở nên mạnh mẽ hơn, hợp với chủ nhân của nó.

Đánh giá xe máy Honda SH 125 CBS về khả năng tăng tốc của chiếc xe không hề làm chúng tôi thất vọng. Khi mới biết đến chiếc xe, chắc hẳn ai cùng sẽ có suy nghĩ về khả năng tăng tốc của chiếc xe sẽ khá "yếu ớt" với ngoại hình to cao nhưng trái tim chỉ 125 phân khối. Nhưng không, chiếc xe cho cảm giác tăng tốc khá tốt với nước đề mạnh, theo đánh giá chung thì tôi cảm nhận nó mạnh hơn khi chạy review Honda Air Blade cùng phân khối cho dù có trọng lượng lớn hơn.


 


Soi nhanh ba mẫu xe của BMW cùng có thiết kế mang phong cách thể thao

Nhắc tới BMW, người ta sẽ nghĩ đến những mẫu xe có phong cách sang trọng chững chạc, phù hợp với đối tượng doanh nhân thành đạt. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn ba mẫu xe có phong cách thiết kế trẻ trung và pha một chút thể thao của BMW, dù vẫn mang đậm phong cách sang trọng vốn có.

BMW 330i B48

BMW 330i B48 được trang bị khối động cơ xăng 4 xi-lanh, dung tích 2.0 lít, sản sinh công suất tối đa 248 mã lực tại dải vòng tua máy từ 5.200 – 6.500 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 350 Nm tại dải vòng tua máy 1.450 – 4.800 vòng/phút.

Khối động cơ trên BMW 330i B48 sẽ đi kèm với hộp số Steptronic, nhờ đó, BMW 330i B48 có khả năng tăng tốc từ vị trí xuất phát lên 100 km/h chỉ trong thời gian 5,8 giây trước khi đạt tốc độ tối đa 235 km/h. Hộp số trên BMW 330i B48 có chức năng chuyển đổi chế độ vận hành linh hoạt và đa dạng giữa Comfort, Sport và Eco Pro.

Chiếc BMW 330i B48 độ này còn có bộ cánh lướt gió phía trước

Chiếc BMW 330i B48 độ này còn có bộ cánh lướt gió phía trước

Phần nắp capô hoàn toàn bằng sợi carbon với điểm nhấn là có thêm các khe hốc gió vừa đảm nhận tính giải nhiệt nhưng cũng mang đến cái nhìn hiếu chiến. Ở phần trên cùng của nắp capô bằng sợi carbon này còn có phần gờ nổi khá cơ bắp.

Chi tiết vỏ gương bằng sợi carbon cũng mang đến tính thẩm mỹ tốt hơn khi đánh giá nhanh xe BMW 330i B48 bản độ của người yêu xe tại Sài thành. Cuối cùng chính là cánh gió đuôi bằng sợi carbon giúp xe có tính khí động học tốt hơn.

BMW 320i Sport Line Plus

Ở thế hệ mới nhất, đánh giá BMW 320i Sport Line Plus 2020 có khá nhiều sự thay đổi cả về thiết kế nội thất và đặc biệt là ngoại thất với chiều dài tăng 76 mm, chiều rộng tăng 16 mm so với thế hệ tiền nhiệm. Đồng thời, chiều dài cơ sở của xe cũng được kéo dài thêm 41 mm đạt 2.851 mm, hứa hẹn một không gian nội thất rộng rãi hơn.

Ở đầu xe vẫn là lưới tản nhiệt “quả thận” đặc trưng của thương hiệu Đức nhưng được vuốt sang 2 bên đèn pha nhiều hơn, không còn “thô” như phom thiết kế cũ. Bên cạnh đó, gói trang bị ngoại thất Sport Line đem lại cho BMW 320i 2020 cản trước thanh mảnh, thể thao hơn trước đây. Ngay cạnh đó là 2 hốc gió, nơi cụm đèn sương mù LED sẽ xuất hiện trên phiên bản 330i M Sport 2020 cao cấp nhất.

Lưới tản nhiệt “quả thận” có chức năng tự động đóng/ mở đem lại hiệu suất làm mát động cơ

Lưới tản nhiệt “quả thận” có chức năng tự động đóng/ mở đem lại hiệu suất làm mát động cơ

Song song với đó, thiết kế cụm đèn pha trên BMW 320i Sport Line Plus 2020 cũng được thay đổi, mỏng hơn, sắc hơn và được trang bị công nghệ Adaptive LED (tự động mở rộng theo góc lái). Ngoài ra, cụm đèn trước của xe còn có chức năng tự động điều chỉnh đèn cốt/ pha.

BMW 7-Series

Điều đầu tiên cần phải nói về BMW 7-Series 2020 chính là thiết kế lưới tản nhiệt trên đầu xe. Lưới tản nhiệt này vẫn có hình dạng quả thận đôi đặc trưng của thương hiệu BMW. Tuy nhiên, kích thước của lưới tản nhiệt đã được tăng đến 40% so với phiên bản cũ. Bao quanh lưới tản nhiệt gây tranh cãi này là viền mạ crôm liền mảnh.

BMW 7-Series 2020 được trang bị lưới tản nhiệt cỡ lớn và gây tranh cãi không ít

BMW 7-Series 2020 được trang bị lưới tản nhiệt cỡ lớn và gây tranh cãi không ít

Các thanh lưới tản nhiệt chủ động của BMW 7-Series 2020 được sơn màu nhôm satin. Riêng BMW M760Li xDrive 2020 cao cấp nhất là đi kèm lưới tản nhiệt màu xám Cerium Grey.

Bao quanh lưới tản nhiệt là cụm đèn pha tái thiết kế thanh mảnh hơn, trong phần đánh giá nhanh BMW 7-Series, mang đến "sự đối lập cuốn hút đầy phong cách", theo cách miêu tả của hãng BMW. Đèn pha sử dụng bóng LED tiêu chuẩn và công nghệ laser tùy chọn với điểm nhấn màu xanh bên trong làm đặc điểm nhận dạng.

Đúng như kỳ vọng, BMW 7-Series 2020 được bổ sung động cơ xăng V8, tăng áp kép, dung tích 4,4 lít mới được phát triển và từng lần đầu tiên trình làng trên 8-Series Coupe 2019. Động cơ này tạo ra công suất tối đa 523 mã lực và mô-men xoắn cực đại 750 Nm. Động cơ được dùng cho BMW 750i xDrive và 750Li xDrive 2020.



 

 

 

 

Trang bị của mẫu xe cào cào Yamaha WR155R: căn bản đủ dùng

 

Không chỉ là một mẫu xe cào cào mới có ngoại hình đẹp, đánh giá xe máy Yamaha WR155 về trang bị cũng mang khá nhiều những trang bị tốt và cho người lái khả năng sử dụng hợp lý.

Đầu tiên, dàn đèn của chiếc xe vẫn sẽ là ở dạng full Halogen. Đây là điểm có lẽ chưa được đánh giá cao trên một mẫu xe mới ra mắt như Yamaha WR155R. Thế nhưng, việc trang bị đèn này lại là cơ hội để cho các biker có thể độ chiếc xe của mình theo ý muốn và cũng tăng cường việc dễ thay thế, sửa chữa cho chiếc xe tại Việt Nam.

Tiếp đó, ở dàn chân thì WR155R được trang bị bộ phuộc khá tốt. Phuộc trước là ống lồng rất to cao và hành trình lớn, phía sau là monoshock hàng hiệu KYB với pro-link êm ái có độ nhún mềm mại. Thêm nữa, chiếc xe được tăng phần đa dụng với cặp bánh trước sau chuẩn Enduro lần lượt là 21 và 18 inch.

 
Để phục vụ mục đích an toàn, Yamaha WR155R sở hữu cặp phanh đĩa trước sau với cùm phanh Nissin quen thuộc. 
Với trọng lượng hơn 130kg, đây vẫn là một mẫu xe cào cào thương mại cỡ nhỏ khá nặng nề, nặng hơn đối thủ Honda CRF150L đến cả chục kg. Thế nhưng, cân nặng này cũng khiến chiếc xe trông cao to hơn đối thủ của mình.
Ngoài ra, Yamaha WR155R VVA được xác định là một mẫu xe đa địa hình nên được trang bị cơ bản các bộ phận để chân đều có gai ngược. Bộ phận này giúp người lái có thể đứng vững hơn trên chiếc xe mà không bị trơn trượt dù điều kiện trời mưa hay bùn đất.
Như thế, đây là một mẫu xe cào cào có trang bị khá cơ bản và chưa có gì nổi bật so với đối thủ, thậm chí thua kém vẻ đẹp so với Honda CRF150L ở bộ phuộc trước hành trình ngược nổi bật.   

Thứ Năm, 25 tháng 2, 2021

Dừng đèn đỏ nên để số P hay số N?

 

Theo ý kiến của các chuyên gia thì việc chuyển về N hay để D và đạp phanh khi dừng đèn đỏ, thực chất chỉ là thói quen của mỗi lái xe. Với nhiều lái xe số tự động có kinh nghiệm thì khi dừng đèn đỏ thời gian ngắn thì để D, đạp phanh, sẵn sàng lăn bánh khi nhả phanh. Nếu thời gian chờ lâu (tính theo phút) trên đường bằng thì về số N để giải phóng chân phanh đỡ mỏi. Còn nếu phải dừng đèn đỏ trên đường dốc thì về N hay D cũng như nhau vì người lái vẫn phải giữ phanh.

Vậy dừng đèn đỏ nên về P hay N? Về N khi dừng đèn đỏ thực chất không tiết kiệm được lượng xăng đáng kể như nhiều người nghĩ, vì ở chế độ D không ga, động cơ hoạt động cầm chừng đủ để thắng quán tính, tiêu thụ xăng rất ít.

Dừng đèn đỏ thì sử dụng số N, số P hay giữ số D sẽ tuỳ thuộc vào thói quen của người lái xe.

Dừng đèn đỏ thì sử dụng số N, số P hay giữ số D sẽ tuỳ thuộc vào thói quen của người lái xe.

Riêng đối với số P thì người lái xe sẽ gặp nhiều vấn đề hơn khi dừng chờ đèn đỏ. Đầu tiên, thao tác về P mỗi khi dừng đèn đỏ về lâu dài sẽ gây ra hao mòn cho hộp số bởi phải chuyển qua nhiều nhiều vị trí số, từ D sang N và R rồi mới tới P. Ngoài ra, bánh răng con cóc chốt đỗ gài vào đĩa răng để giữ cho xe đứng yên cũng sẽ bị giảm độ bền do phải làm việc liên tục. Và trong trường hộp xấu nhất là đang dừng đèn đỏ ở số P mà bị một xe khác húc mạnh từ sau tới thì chốt đỗ trong hộp số nhiều khả năng sẽ bị tì gãy, dẫn đến hỏng hộp số.

Đó là chưa kể, khi lái xe đưa cần số về P, các chốt cửa an toàn sẽ tự động mở để thuận tiện cho người ngồi trong xe ra vào xe. Khi dừng đèn đỏ về P, tình trạng cửa mở chốt an toàn vô hình chung tạo điều kiện cho kẻ gian mở cửa lấy trộm đồ trong xe nếu chủ xe sơ xuất.

Từ đó, các lái xe có thể hiểu lợi và hại của từng phương pháp và tự quyết định dựa trên thói quen lái xe, cung đường di chuyển và tình trạng giao thông.

Bức xúc trước tình trạng bật đèn pha vô tội vạ khi chạy xe trong đô thị

 

Trên xe máy, công tắc chuyển chế độ pha/cốt được bố trí ở bên tay lái của xe. Mỗi chế độ sẽ có ký hiệu riêng, trong khi đèn pha có ký hiệu bóng đèn với các tia sáng theo chiều ngang thì đèn cốt sử dụng ký hiệu bóng đèn với các tia sáng chiếu xuống dưới.

Công tắc chuyển chế độ pha/cốt trên xe máy

Công tắc chuyển chế độ pha/cốt trên xe máy

Đối với ô tô, ký hiệu pha/cốt cũng được vẽ tương tự và bố trí trên cần gạt phía sau vô lăng. Tùy vào mẫu xe mà cách bật đèn, chuyển chế độ đèn chiếu xa gần của xe sẽ khác nhau. Cụ thể với xe Toyota Fortuner, khi xoay núm trên cần điều khiển để bật đèn pha, xe thường ở chế độ chiếu gần (cos – cốt). Để chuyển sang chế độ chiếu xa, tài xế đẩy cần về phía táp-lô, ngược lại khi kéo cần về phía vô-lăng tức chuyển sang chế độ chiếu gần.

Công tắc bật đèn, chuyển chế độ pha/cốt trên xe ô tô

Công tắc bật đèn, chuyển chế độ pha/cốt trên xe ô tô

Nếu đọc xong hướng dẫn trên nhưng các bạn vẫn không hiểu như thế nào là pha/cốt, làm ơn hãy nhìn vào bảng đồng hồ của xe. Trên bảng đồng hồ của mỗi xe, dù là ô tô hay xe máy đều sẽ có đèn báo hiệu đang bật đèn pha, thường đèn báo sẽ có màu xanh dương làm nền cho ký hiệu đèn pha. Nếu đèn này bật sáng nghĩa là đèn xe đang ở chế độ chiếu xa, có thể làm chói mắt hoặc mất tầm nhìn của người đi theo hướng ngược lại hoặc người đi cùng chiều có gương chiếu hậu.

Thành thực mà nói, mức phạt với lỗi bật đèn pha trong độ thị tại Việt Nam vẫn còn rất nhẹ, chưa có tính răn đe. Vậy nên nhiều tài xế vẫn bất chấp sự an toàn của người khác mà sử dụng đèn chiếu xe mọi lúc mọi nơi, gây nguy hiểm cho người khác. Theo tôi được biết, tại một số quốc gia khác, đã có luật bắt buộc người vi phạm phải tự nhìn vào đèn pha của chính mình trong một phút vì lỗi sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị. Qua hình thức này, chắc chắn người vi phạm sẽ thấy được tác hại của việc bật đèn pha trong phố.

Vì vậy, khi đi trong đô thị, các tài xế ô tô, người đi xe máy LÀM ƠN hãy chú ý chế độ chiếu sáng của xe khi tham gia giao thông vào buổi tối. Sự vô tình hay cố ý của các bạn thực sự gây nguy hiểm cho chúng tôi. Trong trường hợp quên, hoặc không chú ý, nếu xe đi hướng ngược lại nháy pha ra hiệu cho các bạn, xin hãy chuyển sang chế độ đèn chiếu gần. Chỉ một hành động nhỏ của các bạn vừa mang đến cho chúng tôi tầm tốt nhìn khi đi vào buổi tối, vừa thể hiện bạn là người văn minh khi tham gia giao thông, đồng thời giảm được nguy cơ tai nạn giao thông vì mất tầm nhìn. Mong các bạn hãy chú ý đến điều này và tham gia giao thông an toàn.

Ý nghĩa biển báo giao nhau với đường không ưu tiên là gì?

  Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN41:2019/BGTVT quy định về biển báo giao nhau với đường không ưu tiên là biển số W.207 (a, b, c, d, e, f, g, h, i, k, l): Giao nhau với đường không ưu tiên.

Các biển báo giao nhau với đường không ưu tiên

Các biển báo giao nhau với đường không ưu tiên (đường nhánh)

  • Biển báo 207a: Đặt trên đường ưu tiên, để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên.
  • Biển báo 207b: Đặt trên đường ưu tiên, để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên ở bên phải.
  • Biển báo 207c: Đặt trên đường ưu tiên, để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên ở bên trái.
  • Biển báo 207 d,e,f,g,h,i,k,l: Đặt trên đường ưu tiên, để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên trên những khu vực cụ thể.

Cách sử dụng:

- Trên đường ưu tiên, để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên phải đặt biển số W.207 (a,b,c,d,e,f,g,h,i,k,l). Tùy theo hình dạng nơi giao nhau để chọn kiểu biển cho thích hợp. Tại chỗ đường giao với các ngõ, ngách, hẻm hoặc tương tự, tùy theo điều kiện giao thông có thể xem xét sử dụng biển số W.207 khi cần thiết.

- Biển số W.207 (a,b,c,d,e,f,g,h,i,k,l) được đặt trước nơi đường giao nhau ở ngoài phạm vi nội thành, nội thị là chính (trong nội thành, nội thị tùy theo điều kiện thực tế để sử dụng biển cho phù hợp). Các xe đi trên đường có đặt biển này được quyền ưu tiên qua nơi giao nhau, chỉ phải nhường đường cho các loại xe được quyền ưu tiên theo quy định.

- Trên tất cả các nhánh đường giao với đoạn đường ưu tiên (đoạn đường nằm giữa biển số I.401 và biển số I.402) ở nơi đường giao nhau, đặt biển số W.208 "Giao nhau với đường ưu tiên".

- Khi đường ưu tiên giao với nhiều đường không ưu tiên liên tiếp với mật độ lớn thì sử dụng biển số W.207d hoặc số W.207e kết hợp với sử dụng biển phụ để xác định phạm vi tác dụng của biển (phạm vi đoạn đường giao với nhiều đường không ưu tiên liên tiếp). Trong phạm vi tác dụng của biển số W.207d và số W.207e, không cần thiết phải cắm các biển số W.207 khác.

 

 

Mức phạt cho xe máy khi đi quá tốc độ quy định trong khu dân cư

 Trên những đoạn đường thuộc khu vực đông dân cư, khu đô thì xe gắn máy (xe dưới 50cc, có tốc độ tối đa không quá 50 km/h bao gồm cả xe máy điện) sẽ chỉ được di chuyển với tốc độ tối đa 40 km/h.

Trong khi đó đối với xe máy và xe ô tô sẽ có hai mức tốc độ tối đa cho phép cụ thể như sau:

- Tốc độ tối đa đối với ô tô, xe máy khi đi trong khu vực đông dân cư là 60km/h đối với đường đôi (đường có chiều đi và chiều về được phân biệt bằng dải phân cách cứng giữa) hoặc đường 01 chiều có từ 02 làn xe cơ giới trở lên.

- Tốc độ tối đa đối với ô tô, xe máy khi đi trong khu vực đông dân cư là 50 km/h với đường 02 chiều (đường có cả 02 chiều đi và về trên cùng 01 phần đường chạy xe, không được phân biệt bằng giải phân cách cứng ở giữa), đường 01 chiều có 01 làn xe cơ giới.


 

Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:

- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;

- Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;

- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h. Ngoài ra người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng;

 

 

Điểm danh hai mẫu xe thường được các tài xế grab car lựa chọn

Mua xe gì chạy dịch vụ ? Mỗi loại xe sẽ phù hợp với hình thức kinh doanh khác nhau, chọn xe 4 chỗ hay 7 chỗ còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng của bạn. Nếu bạn muốn mua ô tô chạy theo hình thức xe công nghệ như Grab, di chuyển trong thành phố, đoạn đường ngắn thì nên chọn xe 4-5 chỗ, vừa phục vụ cho gia đình mình vừa tiện lợi để làm kinh doanh. Còn nếu bạn muốn chạy tour du lịch, cho thuê, hợp đồng, chạy đường dài,... thì nên chọn xe 7 chỗ sẽ tối ưu hơn. Sau đây là 2 mẫu xe hàng đầu được lựa chọn để chạy dịch vụ.

1. Hyundai Grand i10

Hyundai Grand i10 mang đến nhiều sự lựa chọn cho khách hàng khi có cả mẫu hatchback và sedan với giá bình dân được niêm yết từ 330 - 415 triệu đồng, giá lăn bánh từ 376 - 487 triệu đồng theo từng khu vực.

  • Giá xe Grand i10 hatchback MT Base: 330.000.000 VND
  • Giá xe Grand i10 hatchback MT: 360.000.000 VND
  • Giá xe Grand i10 Hatchback AT: 395.000.000 VND
  • Giá xe Grand i10 Sedan MT Base: 350.000.000 VND
  • Giá xe Grand i10 MT Sedan: 390.000.000 VND
  • Giá xe Grand i10 Sedan AT: 415.000.000 VND

Mức tiêu thụ nhiên liệu trên đường kết hợp ở mẫu hatchback là từ 5,4 - 5,99 lít/100km, mẫu sedan là từ 5,4 - 6,6 lít/100km (tùy từng phiên bản cụ thể). Bản Hyundai Grand i10 được nhiều người lựa chọn để chạy dịch vụ, do ưu thế kiểu dáng vừa nhỏ gọn lại tiện vận chuyển đồ cho hành khách.

2. Kia Morning

Kia Morning được niêm yết ở mức từ 299 - 383 triệu đồng. Cụ thể bảng giá xe ô tô hạng A của xe Kia Morning theo từng phiên bản như sau:

  • Giá xe Kia Morning Standard MT: 299.000.000 VND
  • Giá xe Kia Morning Standard AT: 329.000.000 VND
  • Giá xe Kia Morning Deluxe: 349.000.000 VND
  • Giá xe Kia Morning Luxury: 383.000.000 VND

Kia Morning có giá thành rẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người. Ngoài ra, chi phí "nuôi" xe và sửa chữa, thay thế máy móc cũng tương đối thấp. Đây là ưu điểm nổi bật để nhiều người lựa chọn mẫu xe này chạy dịch vụ nội thành như taxi. Kia Morning kém được ưa chuộng hơn Hyundai Grand i10 đôi chốt, do không có khoang để đồ riêng.

 

Hướng dẫn sử dụng hộp số kiểm soát xe khi lái trên đường đèo

 Trên hành trình đi du lịch, chắc hẳn nhiều lái xe sẽ đi qua những cung đường đèo núi của Việt Nam. Do đó, kỹ năng lái xe đường đèo sẽ rất quan trọng để giúp hành trình thêm an toàn và thoải mái.

Khi di chuyển trên đường đèo dốc, để kiểm soát tốc độ của xe, người lái cần sử dụng linh hoạt hộp số của xe để tận dụng lực cản từ động cơ và hộp số. Cụ thể, với xe số sàn, người lái có thể chủ động về số thấp để kiếm soát tốc độ của xe. Trong khi đó, với xe sử dụng hộp số tự động có tích hợp chế độ số tay M hoặc có lẫy gẩy số, người lái nên chuyển về cấp số thấp. Với xe sử dụng hộp số CVT hoặc không có chế độ số tay M thì nên chuyển hộp số về các cấp số thấp như L1, L2 hoặc D3.

Đi kèm với đó là hộp số tự động 6 cấp cùng 3 chế độ lái khác nhau bao gồm Eco, Normal và Sport.

Sử dụng hộp số linh hoạt để kiểm soát tốc độ của xe khi đi đường đèo dốc.

Nhờ đó, người lái có thể hạn chế việc phải sử dụng phanh xe liên tục mà vẫn kiểm soát được tốc độ xe. Các lái xe cũng cần lưu ý, trong quá trình sử dụng cấp số thấp để ghìm tốc độ xe thì vòng tua máy sẽ bị tăng cao hơn nhưng điều này sẽ không ảnh hưởng quá nhiều tới độ bền của động cơ hay hộp số. Quan trọng là chúng ta có thể đảm bảo được an toàn khi chạy xe qua những đoạn đường đèo dốc.

Bên cạnh đó, một số nguyên tắc sau đây cũng sẽ giúp các lái xe luôn giữ được an toàn khi tham gia giao thông.

 

Mức phạt cho lỗi không thắt dây an toàn khi lái xe là gì?

 Thắt dây an toàn là một trong những điều đầu tiên mà người dùng ô tô cần làm khi ngồi vào bên trong xe. Thế nhưng, không phải ai cũng nhớ thắt dây an toàn, điều này không chỉ tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cho tính mạng mà còn bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Mức phạt lỗi thắt dây an toàn năm 2021 theo quy định tại Khoản 3, Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP là phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng nếu người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm sau:

- "Không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường" (Điểm p).

- "Chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy" (Điểm q).

Ngoài ra, Khoản 5, Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP còn nêu rõ người ngồi sau xe ô tô ko thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy sẽ bị phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.

Như vậy, cả người lái và hành khách ngồi trong xe (tại vị trí có dây an toàn) đều phải tuân thủ quy định thắt dây an toàn theo đúng quy định của Luật giao thông đường bộ. Nếu không chấp hành luật thắt dây an toàn khi tham gia giao thông, bạn chẳng những sẽ bị lực lượng chức năng xử phạt mà còn tự gây nguy hiểm cho bản thân mình.

Cần phải làm gì để không buồn ngủ khi lái xe?

Buồn ngủ khi lái xe có thể gây ra hậu quả khôn lường, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông. Theo các nghiên cứu của nhiều quốc gia trên thế giới chỉ ra, ngủ gật cũng nguy hiểm như lái xe mà say rượu bia.

Ngoài những mẹo giải quyết cơn buồn ngủ tạm thời, bạn thực hiện những thói quen tốt này để không bị buồn ngủ trong lúc lái xe.

Điều chỉnh tư thế ngồi

Tư thế ngồi đúng, thoải mái nhất sẽ giúp bạn làm chủ tay lái tốt hơn. Người điều khiển cần giữ thẳng lưng, điều này vừa tốt cho cột sống lại giảm cảm giác mệt mỏi, đồng thời đảm bảo tầm nhìn được bao quát hơn.

Không uống rượu bia

Đã uống rượu bia thì không lái xe, chẳng những gây buồn ngủ mà rượu bia còn khiến bạn không đủ tỉnh táo, mất đi khả năng kiểm soát bản thân. Đây là kinh nghiệm của bất kỳ tài xế có trách nhiệm nào. Do vậy, muốn lái xe an toàn, bạn cần tránh những thứ này.

Đảm bảo giấc ngủ

Thực tế, tất cả các cách đã liệt kê ở trên chỉ là những mẹo vặt tạm thời, không thể nào giải quyết triệt để cơn buồn ngủ của bạn khi bạn đang lái xe. Ngủ đủ và sâu giấc trước khi lái xe sẽ giúp bạn cảm thấy bình thường, không còn buồn ngủ trong lúc điều khiển xe. Ngoài ra, bạn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý trên cả lộ trình di chuyển.

Dừng xe nghỉ ngơi, xuống xe vận động, hít thở không khí để tinh thần thoải mái, máu lưu thông tốt hơn. Cứ sau 2 - 3 tiếng lái xe, bạn nên nghỉ một chút.

Trong trường hợp không thể chống lại cơn buồn ngủ,  hãy dừng xe tại một vị trí an toàn để ngủ. Chỉ cần một thời gian ngắn cũng đủ để bạn thấy dễ chịu hơn hẳn, tiếp thêm năng lượng để tiếp tục cuộc hành trình.