Thứ Năm, 25 tháng 2, 2021

Hướng dẫn sử dụng hộp số kiểm soát xe khi lái trên đường đèo

 Trên hành trình đi du lịch, chắc hẳn nhiều lái xe sẽ đi qua những cung đường đèo núi của Việt Nam. Do đó, kỹ năng lái xe đường đèo sẽ rất quan trọng để giúp hành trình thêm an toàn và thoải mái.

Khi di chuyển trên đường đèo dốc, để kiểm soát tốc độ của xe, người lái cần sử dụng linh hoạt hộp số của xe để tận dụng lực cản từ động cơ và hộp số. Cụ thể, với xe số sàn, người lái có thể chủ động về số thấp để kiếm soát tốc độ của xe. Trong khi đó, với xe sử dụng hộp số tự động có tích hợp chế độ số tay M hoặc có lẫy gẩy số, người lái nên chuyển về cấp số thấp. Với xe sử dụng hộp số CVT hoặc không có chế độ số tay M thì nên chuyển hộp số về các cấp số thấp như L1, L2 hoặc D3.

Đi kèm với đó là hộp số tự động 6 cấp cùng 3 chế độ lái khác nhau bao gồm Eco, Normal và Sport.

Sử dụng hộp số linh hoạt để kiểm soát tốc độ của xe khi đi đường đèo dốc.

Nhờ đó, người lái có thể hạn chế việc phải sử dụng phanh xe liên tục mà vẫn kiểm soát được tốc độ xe. Các lái xe cũng cần lưu ý, trong quá trình sử dụng cấp số thấp để ghìm tốc độ xe thì vòng tua máy sẽ bị tăng cao hơn nhưng điều này sẽ không ảnh hưởng quá nhiều tới độ bền của động cơ hay hộp số. Quan trọng là chúng ta có thể đảm bảo được an toàn khi chạy xe qua những đoạn đường đèo dốc.

Bên cạnh đó, một số nguyên tắc sau đây cũng sẽ giúp các lái xe luôn giữ được an toàn khi tham gia giao thông.

 

Mức phạt cho lỗi không thắt dây an toàn khi lái xe là gì?

 Thắt dây an toàn là một trong những điều đầu tiên mà người dùng ô tô cần làm khi ngồi vào bên trong xe. Thế nhưng, không phải ai cũng nhớ thắt dây an toàn, điều này không chỉ tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cho tính mạng mà còn bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Mức phạt lỗi thắt dây an toàn năm 2021 theo quy định tại Khoản 3, Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP là phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng nếu người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm sau:

- "Không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường" (Điểm p).

- "Chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy" (Điểm q).

Ngoài ra, Khoản 5, Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP còn nêu rõ người ngồi sau xe ô tô ko thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy sẽ bị phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.

Như vậy, cả người lái và hành khách ngồi trong xe (tại vị trí có dây an toàn) đều phải tuân thủ quy định thắt dây an toàn theo đúng quy định của Luật giao thông đường bộ. Nếu không chấp hành luật thắt dây an toàn khi tham gia giao thông, bạn chẳng những sẽ bị lực lượng chức năng xử phạt mà còn tự gây nguy hiểm cho bản thân mình.

Cần phải làm gì để không buồn ngủ khi lái xe?

Buồn ngủ khi lái xe có thể gây ra hậu quả khôn lường, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông. Theo các nghiên cứu của nhiều quốc gia trên thế giới chỉ ra, ngủ gật cũng nguy hiểm như lái xe mà say rượu bia.

Ngoài những mẹo giải quyết cơn buồn ngủ tạm thời, bạn thực hiện những thói quen tốt này để không bị buồn ngủ trong lúc lái xe.

Điều chỉnh tư thế ngồi

Tư thế ngồi đúng, thoải mái nhất sẽ giúp bạn làm chủ tay lái tốt hơn. Người điều khiển cần giữ thẳng lưng, điều này vừa tốt cho cột sống lại giảm cảm giác mệt mỏi, đồng thời đảm bảo tầm nhìn được bao quát hơn.

Không uống rượu bia

Đã uống rượu bia thì không lái xe, chẳng những gây buồn ngủ mà rượu bia còn khiến bạn không đủ tỉnh táo, mất đi khả năng kiểm soát bản thân. Đây là kinh nghiệm của bất kỳ tài xế có trách nhiệm nào. Do vậy, muốn lái xe an toàn, bạn cần tránh những thứ này.

Đảm bảo giấc ngủ

Thực tế, tất cả các cách đã liệt kê ở trên chỉ là những mẹo vặt tạm thời, không thể nào giải quyết triệt để cơn buồn ngủ của bạn khi bạn đang lái xe. Ngủ đủ và sâu giấc trước khi lái xe sẽ giúp bạn cảm thấy bình thường, không còn buồn ngủ trong lúc điều khiển xe. Ngoài ra, bạn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý trên cả lộ trình di chuyển.

Dừng xe nghỉ ngơi, xuống xe vận động, hít thở không khí để tinh thần thoải mái, máu lưu thông tốt hơn. Cứ sau 2 - 3 tiếng lái xe, bạn nên nghỉ một chút.

Trong trường hợp không thể chống lại cơn buồn ngủ,  hãy dừng xe tại một vị trí an toàn để ngủ. Chỉ cần một thời gian ngắn cũng đủ để bạn thấy dễ chịu hơn hẳn, tiếp thêm năng lượng để tiếp tục cuộc hành trình.


Top 3 mẫu xe sedan hạng B được ưa chuộng nhất tại Việt Nam

Dòng xe hạng B có khả năng vận hành tốt hơn hạng A, phù hợp với những người có nhu cầu phục vụ việc đi lại đi làm hằng ngày, gia đình thu nhập khá, giá thành của dòng xe này cũng không quá cao, thuộc mức phổ thông từ 500 triệu đến 600 triệu đồng. Đây là những mẫu xe hơi thường được người mua ô tô lần đầu chọn mua bởi tính kinh tế và tiện lợi của nó. Sau đây là top 3 xe hạng B được ưa chuộng nhất tại Việt Nam.

Toyota Vios

Xe Toyota Vios sử dụng khối động cơ xăng 1.5L, 4 xy lanh thẳng hàng với công suất tối đa 107 mã lực, mô me xoắn cực đại 140Nm, hộp số sàn 5 cấp, số tự động 5 cấp hoặc số vô cấp CVT. Các tính năng an toàn của oto Vios gồm: Kiểm soát hành trình, camera lùi, cảm biến góc trước sau, chống bó cứng phanh, trợ lực phanh khẩn cấp, ổn định thân xe, kiểm soát lực kéo, hỗ trợ khởi hành ngang dốc, 3 đến 7 túi khí.
 
 

Honda City
Sức mạnh của City đến từ khối động cơ 4 xi-lanh thẳng hàng có dung tích 1.497 cc, kết hợp với hộp số vô cấp CVT, giúp xe đạt công suất cực đại 118 mã lực ở vòng tua 6.600 vòng/phút và mô-men xoắn tối đa 145 Nm ở 4.600 vòng/phút. Về trang bị an toàn, Honda City sở hữu loạt tính năng như chống bó cứng phanh, phân bổ lực phanh điện tử, khởi hành ngang dốc, túi khí, khung xe hấp thụ lực G-CON, thân xe tương thích, chống trộm, va chạm ACE

 
Hyundai Accent
 

Động cơ xăng Kappa 4 xi-lanh, dung tích 1,4 lít giúp Accent tạo ra công suất tối đa 100 mã lực tại tua máy 6.000 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 132 Nm tại tua máy 4.000 vòng/phút, kết hợp với hộp số tự động 6 cấp mới hoặc hộp số sàn 6 cấp.

Hyundai Accent 2021 được trang bị các tính năng an toàn như: Hệ thống phanh chống bó cứng ABS, phân bổ lực phanh điện tử EBD, phanh khẩn cấp BA, cân bằng điện tử ESC, kiểm soát thân xe VSM, khởi hành ngang dốc HAC, chống trộm Immobilizer, cảm biến lùi và 6 túi khí.


 

 
 
 

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2021

Có được quay đầu xe ô tô ở ngã tư không?

 Theo Khoản 3 và 4 Điều 15 của Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định xe được chuyển hướng khi:

- "Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe".

- "Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất".

Có được quay đầu xe ở ngã tư không?

- Nếu trong khu dân cư: Chỉ được quay đầu xe ô tô trong khu dân cư ở nơi đường giao nhau, ngã tư đó có biển báo cho phép quay đầu xe.

- Nếu ngoài khu dân cư: Bạn được quay đầu xe tại ngã tư không nằm trong các trường hợp sau: Không có biển báo cấm rẽ; Không thuộc phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.

Ba loại thức uống có thể giải quyết bài toán say xe hiệu quả

Người bị say xe ô tô thường gặp triệu chứng như khó thở, chóng mặt, tim đập nhanh, buồn nôn, nôn, đau đầu,... Rất nhiều người bị say xe, bất kể là nam hay nữ và ở mọi độ tuổi, có thể là do thể trạng sức khỏe, cơ địa, có thể do tâm lý sợ hãi, lo lắng và thậm chí là ám ảnh khi đi ô tô. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu ba loại thức uống có thể giải quyết nỗi ám ảnh này.

Trà gừng

Trà gừng có tác dụng chữa say xe rất tốt, bạn sử dụng gừng tươi cũng được. Trước khi khởi hành 30 phút, hãy uống 1 ly trà gừng ( dùng túi trà sẵn hoặc ngâm vài lát gừng tươi với mật ong khoảng 15 phút). Nếu đang sử dụng thuốc chữa bệnh hoặc có vấn đề cần lưu ý đến gừng thì bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ trước.

Ngoài ra, bạn có thể ngậm lát gừng tươi trong miệng, ăn kẹo gừng thay vì hãm nước uống. Tuy nhiên, trà gừng chỉ thực sự hiệu quả với người huyết áp thấp, tiền đình. Những người huyết áp cao không nên uống hoặc ăn mà chỉ đưa lên mũi ngửi, đặt vào rốn để giữ ấm bụng.

Trà hoa cúc/ trà xanh ấm

Trà hoa cúc giúp làm dịu dạ dày, giảm tiết axit,... hạn chế tình trạng say xe hiệu quả. Bạn chuẩn bị 1 lượng trà hoa cúc pha sẵn, để trong bình giữ nhiệt và mang theo người, uống dần trong quá trình di chuyển bằng ô tô.

Trà xanh có công dụng làm ấm cơ thể, hỗ trợ tuần hoàn máu, giảm cảm giác buồn nôn, khó chịu. Ngoài ra, trong trà xanh còn có hoạt chất EGCG không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp cân bằng, lấy lại tinh thần nhanh chóng.

Trà xanh ấm giúp chống say xe hiệu quả.

Trà xanh ấm giúp chống say xe hiệu quả.

Nước chanh đường

Say xe nên uống gì? Để chuyến đi thoải mái hơn, không còn cảm giác say xe thì bạn cần tránh uống đồ có ga, nước soda hoặc đồ uống kích thích như cà phê. Thay vào đó là uống nước chanh ấm pha với đường hoặc mật ong.

Đây cũng là cách không say xe ô tô hiệu nghiệm bởi chanh chứa nhiều Vitamin C, giúp cơ thể cân bằng pH, tăng sức đề kháng cho cơ thể, nạp thêm năng lượng để bạn tỉnh táo hơn.

 

 

Xe quá hạn đăng kiểm bao lâu thì bị phạt?

Tem đăng kiểm là chứng nhận hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe ô tô do đơn vị đăng kiểm được Cục đăng kiểm Việt Nam cấp phép, tem này được dán lên trước kính xe ô tô.

Lỗi quá hạn đăng kiểm 2020 theo Nghị định 100/2019 quy định áp dụng xử phạt cho cả người điều khiển và chủ xe, cụ thể như sau:

Trường hợp quá hạn đăng kiểm ô tô dưới 01 tháng:

- Đối với người lái xe: Phạt tiền từ 2.000.000 - 3.000.000 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng. (Điểm c, Khoản 4 và Khoản 6 của Điều 16).

- Đối với chủ xe: Phạt tiền từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 8.000.000 - 12.000.000 đồng đối với tổ chức. (Điểm b, Khoản 8, Điều 30).

Quy định mức phạt xe quá hạn đăng kiểm mới nhất theo Nghị định 100.

Quy định mức phạt xe quá hạn đăng kiểm mới nhất theo Nghị định 100.

Trường hợp quá hạn đăng kiểm ô tô trên 01 tháng:

- Đối với người lái xe: Phạt tiền từ 4.000.000 - 6.000.000 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng. (Điểm e, Khoản 5 và Điểm a, Khoản 6 của Điều 16).

- Đối với chủ xe: Phạt tiền từ 6.000.000 - 8.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 12.000.000 - 16.000.000 đồng đối với tổ chức. (Điểm c, Khoản 9, Điều 30).

Ngoài ra, theo quy định tại Điểm đ, Khoản 5, Điều 16 thì "sử dụng giấy phép đăng ký xe, giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thật và bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa; sử dụng giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc)" sẽ bị xử phạt 4.000.000 - 6.000.000 đồng.