Thứ Năm, 25 tháng 2, 2021

Bức xúc trước tình trạng bật đèn pha vô tội vạ khi chạy xe trong đô thị

 

Trên xe máy, công tắc chuyển chế độ pha/cốt được bố trí ở bên tay lái của xe. Mỗi chế độ sẽ có ký hiệu riêng, trong khi đèn pha có ký hiệu bóng đèn với các tia sáng theo chiều ngang thì đèn cốt sử dụng ký hiệu bóng đèn với các tia sáng chiếu xuống dưới.

Công tắc chuyển chế độ pha/cốt trên xe máy

Công tắc chuyển chế độ pha/cốt trên xe máy

Đối với ô tô, ký hiệu pha/cốt cũng được vẽ tương tự và bố trí trên cần gạt phía sau vô lăng. Tùy vào mẫu xe mà cách bật đèn, chuyển chế độ đèn chiếu xa gần của xe sẽ khác nhau. Cụ thể với xe Toyota Fortuner, khi xoay núm trên cần điều khiển để bật đèn pha, xe thường ở chế độ chiếu gần (cos – cốt). Để chuyển sang chế độ chiếu xa, tài xế đẩy cần về phía táp-lô, ngược lại khi kéo cần về phía vô-lăng tức chuyển sang chế độ chiếu gần.

Công tắc bật đèn, chuyển chế độ pha/cốt trên xe ô tô

Công tắc bật đèn, chuyển chế độ pha/cốt trên xe ô tô

Nếu đọc xong hướng dẫn trên nhưng các bạn vẫn không hiểu như thế nào là pha/cốt, làm ơn hãy nhìn vào bảng đồng hồ của xe. Trên bảng đồng hồ của mỗi xe, dù là ô tô hay xe máy đều sẽ có đèn báo hiệu đang bật đèn pha, thường đèn báo sẽ có màu xanh dương làm nền cho ký hiệu đèn pha. Nếu đèn này bật sáng nghĩa là đèn xe đang ở chế độ chiếu xa, có thể làm chói mắt hoặc mất tầm nhìn của người đi theo hướng ngược lại hoặc người đi cùng chiều có gương chiếu hậu.

Thành thực mà nói, mức phạt với lỗi bật đèn pha trong độ thị tại Việt Nam vẫn còn rất nhẹ, chưa có tính răn đe. Vậy nên nhiều tài xế vẫn bất chấp sự an toàn của người khác mà sử dụng đèn chiếu xe mọi lúc mọi nơi, gây nguy hiểm cho người khác. Theo tôi được biết, tại một số quốc gia khác, đã có luật bắt buộc người vi phạm phải tự nhìn vào đèn pha của chính mình trong một phút vì lỗi sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị. Qua hình thức này, chắc chắn người vi phạm sẽ thấy được tác hại của việc bật đèn pha trong phố.

Vì vậy, khi đi trong đô thị, các tài xế ô tô, người đi xe máy LÀM ƠN hãy chú ý chế độ chiếu sáng của xe khi tham gia giao thông vào buổi tối. Sự vô tình hay cố ý của các bạn thực sự gây nguy hiểm cho chúng tôi. Trong trường hợp quên, hoặc không chú ý, nếu xe đi hướng ngược lại nháy pha ra hiệu cho các bạn, xin hãy chuyển sang chế độ đèn chiếu gần. Chỉ một hành động nhỏ của các bạn vừa mang đến cho chúng tôi tầm tốt nhìn khi đi vào buổi tối, vừa thể hiện bạn là người văn minh khi tham gia giao thông, đồng thời giảm được nguy cơ tai nạn giao thông vì mất tầm nhìn. Mong các bạn hãy chú ý đến điều này và tham gia giao thông an toàn.

Ý nghĩa biển báo giao nhau với đường không ưu tiên là gì?

  Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN41:2019/BGTVT quy định về biển báo giao nhau với đường không ưu tiên là biển số W.207 (a, b, c, d, e, f, g, h, i, k, l): Giao nhau với đường không ưu tiên.

Các biển báo giao nhau với đường không ưu tiên

Các biển báo giao nhau với đường không ưu tiên (đường nhánh)

  • Biển báo 207a: Đặt trên đường ưu tiên, để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên.
  • Biển báo 207b: Đặt trên đường ưu tiên, để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên ở bên phải.
  • Biển báo 207c: Đặt trên đường ưu tiên, để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên ở bên trái.
  • Biển báo 207 d,e,f,g,h,i,k,l: Đặt trên đường ưu tiên, để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên trên những khu vực cụ thể.

Cách sử dụng:

- Trên đường ưu tiên, để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên phải đặt biển số W.207 (a,b,c,d,e,f,g,h,i,k,l). Tùy theo hình dạng nơi giao nhau để chọn kiểu biển cho thích hợp. Tại chỗ đường giao với các ngõ, ngách, hẻm hoặc tương tự, tùy theo điều kiện giao thông có thể xem xét sử dụng biển số W.207 khi cần thiết.

- Biển số W.207 (a,b,c,d,e,f,g,h,i,k,l) được đặt trước nơi đường giao nhau ở ngoài phạm vi nội thành, nội thị là chính (trong nội thành, nội thị tùy theo điều kiện thực tế để sử dụng biển cho phù hợp). Các xe đi trên đường có đặt biển này được quyền ưu tiên qua nơi giao nhau, chỉ phải nhường đường cho các loại xe được quyền ưu tiên theo quy định.

- Trên tất cả các nhánh đường giao với đoạn đường ưu tiên (đoạn đường nằm giữa biển số I.401 và biển số I.402) ở nơi đường giao nhau, đặt biển số W.208 "Giao nhau với đường ưu tiên".

- Khi đường ưu tiên giao với nhiều đường không ưu tiên liên tiếp với mật độ lớn thì sử dụng biển số W.207d hoặc số W.207e kết hợp với sử dụng biển phụ để xác định phạm vi tác dụng của biển (phạm vi đoạn đường giao với nhiều đường không ưu tiên liên tiếp). Trong phạm vi tác dụng của biển số W.207d và số W.207e, không cần thiết phải cắm các biển số W.207 khác.

 

 

Mức phạt cho xe máy khi đi quá tốc độ quy định trong khu dân cư

 Trên những đoạn đường thuộc khu vực đông dân cư, khu đô thì xe gắn máy (xe dưới 50cc, có tốc độ tối đa không quá 50 km/h bao gồm cả xe máy điện) sẽ chỉ được di chuyển với tốc độ tối đa 40 km/h.

Trong khi đó đối với xe máy và xe ô tô sẽ có hai mức tốc độ tối đa cho phép cụ thể như sau:

- Tốc độ tối đa đối với ô tô, xe máy khi đi trong khu vực đông dân cư là 60km/h đối với đường đôi (đường có chiều đi và chiều về được phân biệt bằng dải phân cách cứng giữa) hoặc đường 01 chiều có từ 02 làn xe cơ giới trở lên.

- Tốc độ tối đa đối với ô tô, xe máy khi đi trong khu vực đông dân cư là 50 km/h với đường 02 chiều (đường có cả 02 chiều đi và về trên cùng 01 phần đường chạy xe, không được phân biệt bằng giải phân cách cứng ở giữa), đường 01 chiều có 01 làn xe cơ giới.


 

Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:

- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;

- Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;

- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h. Ngoài ra người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng;

 

 

Điểm danh hai mẫu xe thường được các tài xế grab car lựa chọn

Mua xe gì chạy dịch vụ ? Mỗi loại xe sẽ phù hợp với hình thức kinh doanh khác nhau, chọn xe 4 chỗ hay 7 chỗ còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng của bạn. Nếu bạn muốn mua ô tô chạy theo hình thức xe công nghệ như Grab, di chuyển trong thành phố, đoạn đường ngắn thì nên chọn xe 4-5 chỗ, vừa phục vụ cho gia đình mình vừa tiện lợi để làm kinh doanh. Còn nếu bạn muốn chạy tour du lịch, cho thuê, hợp đồng, chạy đường dài,... thì nên chọn xe 7 chỗ sẽ tối ưu hơn. Sau đây là 2 mẫu xe hàng đầu được lựa chọn để chạy dịch vụ.

1. Hyundai Grand i10

Hyundai Grand i10 mang đến nhiều sự lựa chọn cho khách hàng khi có cả mẫu hatchback và sedan với giá bình dân được niêm yết từ 330 - 415 triệu đồng, giá lăn bánh từ 376 - 487 triệu đồng theo từng khu vực.

  • Giá xe Grand i10 hatchback MT Base: 330.000.000 VND
  • Giá xe Grand i10 hatchback MT: 360.000.000 VND
  • Giá xe Grand i10 Hatchback AT: 395.000.000 VND
  • Giá xe Grand i10 Sedan MT Base: 350.000.000 VND
  • Giá xe Grand i10 MT Sedan: 390.000.000 VND
  • Giá xe Grand i10 Sedan AT: 415.000.000 VND

Mức tiêu thụ nhiên liệu trên đường kết hợp ở mẫu hatchback là từ 5,4 - 5,99 lít/100km, mẫu sedan là từ 5,4 - 6,6 lít/100km (tùy từng phiên bản cụ thể). Bản Hyundai Grand i10 được nhiều người lựa chọn để chạy dịch vụ, do ưu thế kiểu dáng vừa nhỏ gọn lại tiện vận chuyển đồ cho hành khách.

2. Kia Morning

Kia Morning được niêm yết ở mức từ 299 - 383 triệu đồng. Cụ thể bảng giá xe ô tô hạng A của xe Kia Morning theo từng phiên bản như sau:

  • Giá xe Kia Morning Standard MT: 299.000.000 VND
  • Giá xe Kia Morning Standard AT: 329.000.000 VND
  • Giá xe Kia Morning Deluxe: 349.000.000 VND
  • Giá xe Kia Morning Luxury: 383.000.000 VND

Kia Morning có giá thành rẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người. Ngoài ra, chi phí "nuôi" xe và sửa chữa, thay thế máy móc cũng tương đối thấp. Đây là ưu điểm nổi bật để nhiều người lựa chọn mẫu xe này chạy dịch vụ nội thành như taxi. Kia Morning kém được ưa chuộng hơn Hyundai Grand i10 đôi chốt, do không có khoang để đồ riêng.

 

Hướng dẫn sử dụng hộp số kiểm soát xe khi lái trên đường đèo

 Trên hành trình đi du lịch, chắc hẳn nhiều lái xe sẽ đi qua những cung đường đèo núi của Việt Nam. Do đó, kỹ năng lái xe đường đèo sẽ rất quan trọng để giúp hành trình thêm an toàn và thoải mái.

Khi di chuyển trên đường đèo dốc, để kiểm soát tốc độ của xe, người lái cần sử dụng linh hoạt hộp số của xe để tận dụng lực cản từ động cơ và hộp số. Cụ thể, với xe số sàn, người lái có thể chủ động về số thấp để kiếm soát tốc độ của xe. Trong khi đó, với xe sử dụng hộp số tự động có tích hợp chế độ số tay M hoặc có lẫy gẩy số, người lái nên chuyển về cấp số thấp. Với xe sử dụng hộp số CVT hoặc không có chế độ số tay M thì nên chuyển hộp số về các cấp số thấp như L1, L2 hoặc D3.

Đi kèm với đó là hộp số tự động 6 cấp cùng 3 chế độ lái khác nhau bao gồm Eco, Normal và Sport.

Sử dụng hộp số linh hoạt để kiểm soát tốc độ của xe khi đi đường đèo dốc.

Nhờ đó, người lái có thể hạn chế việc phải sử dụng phanh xe liên tục mà vẫn kiểm soát được tốc độ xe. Các lái xe cũng cần lưu ý, trong quá trình sử dụng cấp số thấp để ghìm tốc độ xe thì vòng tua máy sẽ bị tăng cao hơn nhưng điều này sẽ không ảnh hưởng quá nhiều tới độ bền của động cơ hay hộp số. Quan trọng là chúng ta có thể đảm bảo được an toàn khi chạy xe qua những đoạn đường đèo dốc.

Bên cạnh đó, một số nguyên tắc sau đây cũng sẽ giúp các lái xe luôn giữ được an toàn khi tham gia giao thông.

 

Mức phạt cho lỗi không thắt dây an toàn khi lái xe là gì?

 Thắt dây an toàn là một trong những điều đầu tiên mà người dùng ô tô cần làm khi ngồi vào bên trong xe. Thế nhưng, không phải ai cũng nhớ thắt dây an toàn, điều này không chỉ tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cho tính mạng mà còn bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Mức phạt lỗi thắt dây an toàn năm 2021 theo quy định tại Khoản 3, Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP là phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng nếu người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm sau:

- "Không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường" (Điểm p).

- "Chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy" (Điểm q).

Ngoài ra, Khoản 5, Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP còn nêu rõ người ngồi sau xe ô tô ko thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy sẽ bị phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.

Như vậy, cả người lái và hành khách ngồi trong xe (tại vị trí có dây an toàn) đều phải tuân thủ quy định thắt dây an toàn theo đúng quy định của Luật giao thông đường bộ. Nếu không chấp hành luật thắt dây an toàn khi tham gia giao thông, bạn chẳng những sẽ bị lực lượng chức năng xử phạt mà còn tự gây nguy hiểm cho bản thân mình.

Cần phải làm gì để không buồn ngủ khi lái xe?

Buồn ngủ khi lái xe có thể gây ra hậu quả khôn lường, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông. Theo các nghiên cứu của nhiều quốc gia trên thế giới chỉ ra, ngủ gật cũng nguy hiểm như lái xe mà say rượu bia.

Ngoài những mẹo giải quyết cơn buồn ngủ tạm thời, bạn thực hiện những thói quen tốt này để không bị buồn ngủ trong lúc lái xe.

Điều chỉnh tư thế ngồi

Tư thế ngồi đúng, thoải mái nhất sẽ giúp bạn làm chủ tay lái tốt hơn. Người điều khiển cần giữ thẳng lưng, điều này vừa tốt cho cột sống lại giảm cảm giác mệt mỏi, đồng thời đảm bảo tầm nhìn được bao quát hơn.

Không uống rượu bia

Đã uống rượu bia thì không lái xe, chẳng những gây buồn ngủ mà rượu bia còn khiến bạn không đủ tỉnh táo, mất đi khả năng kiểm soát bản thân. Đây là kinh nghiệm của bất kỳ tài xế có trách nhiệm nào. Do vậy, muốn lái xe an toàn, bạn cần tránh những thứ này.

Đảm bảo giấc ngủ

Thực tế, tất cả các cách đã liệt kê ở trên chỉ là những mẹo vặt tạm thời, không thể nào giải quyết triệt để cơn buồn ngủ của bạn khi bạn đang lái xe. Ngủ đủ và sâu giấc trước khi lái xe sẽ giúp bạn cảm thấy bình thường, không còn buồn ngủ trong lúc điều khiển xe. Ngoài ra, bạn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý trên cả lộ trình di chuyển.

Dừng xe nghỉ ngơi, xuống xe vận động, hít thở không khí để tinh thần thoải mái, máu lưu thông tốt hơn. Cứ sau 2 - 3 tiếng lái xe, bạn nên nghỉ một chút.

Trong trường hợp không thể chống lại cơn buồn ngủ,  hãy dừng xe tại một vị trí an toàn để ngủ. Chỉ cần một thời gian ngắn cũng đủ để bạn thấy dễ chịu hơn hẳn, tiếp thêm năng lượng để tiếp tục cuộc hành trình.