Thứ Ba, 23 tháng 2, 2021

Lỗi ô tô chạy quá tốc độ và đi sai làn đường phạt bao nhiêu?

Lỗi chạy quá tốc độ

Lỗi chạy quá tốc độ là một trong những lỗi dễ mắc phải khi lái ô tô. Ô tô chạy quá tốc độ phạt bao nhiêu? Tùy thuộc vào từng khoảng kilomet vượt quá so với tốc độ quy định mà có mức phạt quá tốc độ khác nhau, cụ thể được nêu rõ trong Điều 5, Nghị định 100 như sau:

- Chạy quá tốc độ từ 5 - 10 km sẽ bị phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng (Điểm a, Khoản 3).

- Chạy quá tốc độ từ 10 - 20km/h sẽ bị phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng (Điểm i, Khoản 5 và Điểm b, Khoản 11).

- Chạy xe quá tốc độ trên 20 - 35 km/h sẽ bị phạt tiền từ 06 - 08 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng (Điểm a, Khoản 6 và Điểm c, Khoản 11).

- Phạt tiền từ 10 - 12 triệu đồng nếu chạy xe quá tốc độ quy định trên 35 km/h (Điểm c, Khoản 7) và chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông, (Điểm a, Khoản 7). Đồng thời tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng (Điểm c, Khoản 11).

Lỗi không thắt dây an toàn áp dụng cho cả người lái và người ngồi sau.


 Lỗi đi sai làn đường

Sai làn phạt bao nhiêu? Theo Điểm đ, Khoản 5, Điều 5 của Nghị định 100, đi sai làn đường sẽ bị phạt từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng (Điểm b, Khoản 11).

Trong trường hợp gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 – 12.000.000 đồng (Điểm a, Khoản 7, Điều 5) và tước bằng lái xe từ 02 - 04 tháng (Điểm c, Khoản 11 của Điều này).



 

 

Thực hư việc dùng dung dịch xóa vết xước xe ô tô có hiệu quả không?

 Lớp sơn bị ảnh hưởng do tác động bên ngoài là điều khó tránh khỏi trong quá trình sử dụng, đặc biệt là với điều kiện giao thông đông đúc và đường xá như ở Việt Nam. Những vết xước xấu xí khiến người nhìn có cảm giác khó chịu, tuy nhiên, chi phí sơn xe không hề thấp. Để xóa vết xước xe ô tô, nhiều người đã tự thực hiện các mẹo nhỏ tại nhà như dùng dung dịch, bút xóa vết xước xe ô tô, kem xóa xước, thậm chí là kem đánh răng hay sơn móng tay,... Hiệu quả của dung dịch xóa vết xước như thế nào?

Dung dịch xóa xước mức giá cao hơn các loại khác một chút, dao động trong khoảng 230.000 - 400.000 đồng.

Cách thực hiện: Khi đã vệ sinh sạch sẽ vị trí khuyết điểm, bạn lấy bình xịt xóa vết xước xe hơi này phun lên chỗ cần xử lý, sau đó lau vết xước xe đi là xong (sử dụng khăn siêu mềm).

Nhiều quảng cáo về dung dịch xóa xước ô tô nói rằng những vết trầy xấu xí sẽ biến mất nhanh chóng, độ bám của dung dịch cao, hiệu quả tốt mà không làm ảnh hưởng đến lớp sơn xe. Nhưng theo nhận xét đánh giá của nhiều người dùng thì chúng không có tác dụng rõ rệt, chỉ có thể làm mờ vết xước rất nông và nhỏ. Đây là một sản phẩm xóa vết xước xe ô tô không đáng công đầu tư.

Dung dịch xóa xước xe được bán với giá khoảng từ 200.000 - 400.000 VNĐ. 
 

 

Cập nhật mức phí bảo trì đường bộ mới nhất hiện nay

 

Tất cả các loại phương tiện như xe ô tô, xe tải, xe bán tải, xe container,… đều phải chịu phí bảo trì đường bộ ô tô. Dù là phương tiện cá nhân hay tổ chức thì cũng phải chịu mức cùng một mức biểu phí cho cùng loại xe. Dưới đây là mức phí bảo trì đường bộ năm 2021 theo thông tư 293/2016/TT-BTC của Bộ Tài Chính.

Post image

Ghi chú:

- Mức thu của 01 tháng năm thứ 2 (từ tháng thứ 13 đến tháng thứ 24 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí) bằng 92% mức phí của 01 tháng trong Biểu nêu trên.

- Mức thu của 01 tháng năm thứ 3 (từ tháng thứ 25 đến tháng thứ 30 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí) bằng 85% mức phí của 01 tháng trong Biểu nêu trên.

- Thời gian tính phí theo Biểu nêu trên tính từ khi đăng kiểm xe, không bao gồm thời gian của chu kỳ đăng kiểm trước. Trường hợp chủ phương tiện chưa nộp phí của chu kỳ trước thì phải nộp bổ sung tiền phí của chu kỳ trước, số tiền phải nộp = Mức thu 01 tháng x Số tháng phải nộp của chu kỳ trước.

- Khối lượng toàn bộ là: Khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông ghi trên giấy chứng nhận kiểm định của phương tiện.

- Phí bảo trì đường bộ xe 7 chỗ, phí bảo trì đường bộ xe 5 chỗ hay phí bảo trì đường bộ xe 4 chỗ đều được tính theo mức phí "xe chở người dưới 10 chỗ" đã được quy định như trên

Quy định và các bước cụ thể đổi giấy phép lái xe quốc tế tại Việt Nam là gì?

 

GPLX quốc tế do Chính phủ Việt Nam cấp không thể dùng ở trong nước để thay thế GPLX quốc gia. Khi ra nước ngoài học tập và công tác, người dân phải mang cùng lúc GPLX quốc tế và GPLX quốc gia còn hiệu lực để đối chiếu. GPLX quốc tế chỉ có hiệu lực tại nước ngoài khi có đủ hai loại giấy tờ này.

Trong khi đó, với trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, nếu muốn điều khiển xe tại Việt Nam bắt buộc phải có GPLX do quốc gia của mình cấp cùng GPLX quốc tế (nếu đến từ nước tham gia Công ước Vienna) hoặc phải làm thủ tục đổi sang GPLX tương ứng của Việt Nam.

Hiện tại ở Việt Nam, Tổng cục Đường bộ đã triển khai cấp Giấy phép Lái xe Quốc tế qua mạng với cấp độ 4 – cấp độ cao nhất mà người dân có thể đăng kí và nhận giấy phép tại nhà.

Các bước trong quy trình thực hiện việc cấp GPLX quốc tế cụ thể như sau:

  1. Khai báo thông tin hồ sơ trực tuyến và Đăng ký địa chỉ nhận chuyển phát sau khi có kết quả GPLX quốc tế.
  2. Thực hiện thanh toán trực tuyến phí và lệ phí qua cổng thanh toán trực tuyến.
  3. Nhận kết quả thông báo kết quả xác nhận hồ sơ qua địa chỉ hòm thư đã đăng ký.
  4. Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được nhận kết quả chuyển phát GPLX quốc tế tại địa chỉ đã đăng ký.

Việc đăng ký giấy phép lái xe quốc tế trực tuyến có thể được thực hiện tại trang web dịch vụ công của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Người dân có thể chuyển đổi giấy phép lái xe Việt Nam sang giấy phép lái xe quốc tế theo hình thức trực tuyến

Người dân có thể chuyển đổi giấy phép lái xe Việt Nam sang giấy phép lái xe quốc tế theo hình thức trực tuyến

Để đổi sang giấy phép lái xe quốc tế, người dân cần có các giấy tờ và thông tin như sau:

  • GPLX còn giá trị sử dụng và có trong cơ sở dữ liệu GPLX toàn quốc.
  • Ảnh chụp mặt trước GPLX, Ảnh chụp hộ chiếu (trang có ảnh và nơi sinh); ảnh chân dung có nền xanh hoặc trắng.
  • Có tài khoản ngân hàng để thanh toán trực tuyến.

 

 

Nếu giảm xóc ô tô có những dấu hiệu này thì bạn nên thay ngay lập tức

 

Theo kinh nghiệm sử dụng xe, tuổi thọ của hệ thống giảm xóc ô tô sẽ phụ thuộc vào đặc điểm đường xá xe thường di chuyển. Nếu xe thường chạy trên đường bằng phẳng, giao thông tốt thì hệ thống phuộc nhún "thọ" khoảng 140.000km. Còn nếu xe thường đi trong đường xấu nhiều ổ gà, hay phải dừng lại vì kẹt xe, có nhiều đoạn cua gấp,... thì bộ phận giảm xóc chỉ hoạt động tốt ở khoảng 80.000km. Dưới đây là những dấu hiệu giảm xóc ô tô cần thay.

- Đầu xe bị nhún mạnh khi phanh gấp: Bạn cần phải kiểm tra ngay bộ giảm xóc nếu gặp phải tình trạng này. Bởi khi đầu xe bị nhún lúc phanh gấp sẽ làm giảm khả năng kiểm soát tay lái và gây nguy hiểm cho chính bản thân và các xe xung quanh.

- Xe bị trượt và chệch hướng: Chỉ một tác động nhẹ cũng khiến xe bị mất cân bằng và chệch hướng thì bạn cũng nên mang xe đi kiểm tra ngay, bởi đây cũng là dấu hiệu cho thấy cần phải thay bộ giảm xóc mới.

- Xe bị lắc lư, rung mạnh: Nếu cảm thấy rõ các rung động truyền đến tay lái hoặc xe bị lắc mạnh hơn bình thường trên đoạn đường nhiều ổ gà, bạn đưa xe đến gara để xem xét.

- Chảy dầu và phát ra tiếng kêu: Chảy dầu giảm xóc xe ô tô rất dễ nhận biết, cho thấy bộ phận giảm xóc xe đến lúc cần phải thay thế. Khi xe chạy qua những chỗ đường xấu sẽ phát ra tiếng kêu lộc cộc và có cảm giác nảy. Dấu hiệu này cho biết giảm xóc xe đã bị hở phớt và chảy dầu thủy lực.

- Lốp mòn không đều: Bánh lốp mòn nhưng không được đồng đều, mòn theo từng vị trí thì do giảm xóc cũng đã hoạt động yếu, hư hỏng. Lúc này độ bám đường của lốp kém dễ gây nguy hiểm cho lái xe cũng như mọi người trên xe.

Dấu hiệu nhận biết cần phải thay giảm xóc ô tô.

Máy phát điện ô tô bị hỏng sẽ có các dấu hiệu nào?

 

Dấu hiệu nhận biết máy phát điện ô tô bị hỏng thường là xe khởi động yếu, đèn sạc lỗi, hệ thống đèn chập chờn, bình ắc quy chết,... Việc nắm bắt được tình huống phát sinh này sẽ giúp người điều khiển chủ động hơn khi sử dụng chiếc xe của mình.

Xe khởi động yếu

Khi khởi động xe, nếu thấy động cơ quay yếu, khó di chuyển thì nhiều khả năng ắc quy có vấn đề và nguyên nhân là từ máy phát điện. Có thể ắc quy không đủ điện năng do máy phát điện ô tô bị hỏng hóc.

Để khắc phục, lái xe nên tắt bớt các bộ phận chạy điện nếu không cần thiết như DVD, điều hòa,... tiết kiệm nguồn điện năng. Sau đó, đưa xe đến các gara để kiểm tra, tránh trường hợp xe bị chết máy giữa đường vì hết ắc quy.

Đèn sạc báo sáng khi động cơ đã hoạt động

Đèn báo sạc vẫn sáng khi động cơ đang hoạt động thì chủ xe cần kiểm tra lại hệ thống máy phát điện trên ô tô. Vì theo nguyên tắc, khi xe nổ máy, đèn báo sạc sẽ tắt, đèn này chỉ sáng khi chìa khóa mới được chuyển sang ON, điều này báo hiệu máy phát điện đang hoạt động bình thường. Nếu kéo dài thời gian không kiểm tra có thể khiến ắc quy bị cạn kiệt, xe không thể hoạt động tiếp tục được nữa.

Đèn báo sạc vẫn sáng khi động cơ đang hoạt động chứng tỏ máy phát điện đang gặp trục trặc.

Đèn báo sạc vẫn sáng khi động cơ đang hoạt động chứng tỏ máy phát điện đang gặp trục trặc.

Các đèn trên xe không sáng rõ

Chủ xe quan sát tất cả loại đèn trên "xế cưng" (đèn bảng điều khiển, đèn pha, đèn trần,…) nếu chúng bị mờ hơn bình thường thì có thể do máy phát điện đang gặp trục trặc. Ngoài ra, máy phát điện ô tô hỏng còn làm radio, hệ thống âm thanh, hệ thống giải trí bị yếu đi, nghe không rõ, nhất là khi đạp chân ga.

Nếu ắc quy không nạp đủ điện, máy phát điện bị hỏng hóc sẽ khiến hệ thống đèn pha bị ảnh hưởng, khả năng chiếu sáng của đèn pha yếu đi hoặc xảy ra hiện tượng đèn chập chờn lúc mờ lúc sáng. Lúc này bạn nên đưa xe đi kiểm tra để xử lý, có thể là thay mới hệ thống đèn pha hoặc sửa chữa lại máy phát điện.

Bình ắc quy bị chết

Máy phát điện bị hỏng khiến bình ắc quy bị chết, không thể nạp thêm điện. Nếu xe không thể khởi động hoặc phải tiến hành câu bình ắc quy thì chắc chắn bình ắc quy và máy phát điện trên xe bạn đã gặp trục trặc.

Hướng dẫn sử dụng phanh tay điện tử chi tiết

 Hệ thống phanh tay điện tử (Electronic Parking Brake - EPB) ngày nay được trang bị rộng rãi hơn cho nhiều mẫu xe ô tô bình dân thay vì chỉ sử dụng cho xe cao cấp như trước đây. Phanh tay điện tử (còn được gọi là phanh đỗ xe điện tử) tiện dụng hơn nhiều so với phanh tay cơ trước đây, chiếm vị trí nhỏ hơn, thẩm mỹ hơn cho người dùng.

Sử dụng phanh tay điện tử rất đơn giản, người lái không cần phải dùng lực để kéo phanh tay mà chỉ cần đạp phanh, bấm nút (P) kích hoạt phanh tay điện tử rồi về P là có thể khoá phanh để giữ xe ổn định tại vị trí đỗ xe, rất tiện lợi, đồng thời loại bỏ được tình trạng quên không kéo phanh tay hoặc phanh không ăn. Phanh tay điện tử ở các dòng xe cao cấp có thể tự kích hoạt khi tài xế đưa cần số về P.


 

Để nhả phanh tay điện tử, tài xế cần đạp chân phanh rồi nhấn nút phanh tay điện tử ký hiệu P. Lúc này, đèn cảnh báo phanh tay sẽ tắt báo hiệu phanh tay đã được nhả. Hệ thống điều khiển sẽ tự tắt chế độ khóa phanh trong trường hợp người lái thắt dây an toàn đầy đủ, cửa xe đóng, và vào số D di chuyển xe mà quên mở khóa phanh tay, tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng tính năng này.

Hệ thống EPB không chỉ được trang bị ở dòng xe cao cấp mà còn được sử dụng cho cả những mẫu xe bình dân như Mazda 3, Hyundai Tucson, Hyundai Santafe,...